Tự chế giàn phơi thông minh tại nhà chỉ với 5 bước

Tự chế giàn phơi thông minh? Tại sao không? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tự làm giàn phơi thông minh và những ưu nhược điểm của nó cho bạn biết nhé.

I. Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cấu tạo đơn giàn của giàn phơi.

1. Vậy giàn phơi thông minh là gì? cơ chế hoạt động ra sao.

Giàn phơi thông minh là một vật dụng được cấu tạo đơn giản bởi bộ tời, ròng rọc, thanh hơi và dây cáp. Giàn phơi thông minh dùng để phơi quần áo, chăn ga. Chúng được tời lên sát trần nhà giúp tối ưu diện tích phơi phóng, tiện lợi, dễ dành sử dụng rất phù hợp với những căn chung cư giới hạn về diện tích, nhà ống, nhà phố. Vì quần áo hay chăn ga khi phơi được tời lên sát trần nhà nên không gian phơi đồ được giải phóng một khoảng không có thể tận dụng để trồng rau, trồng hoa tạo khuân viên nghỉ ngơi thư giãn rất tuyệt vời.

Sở dĩ, loại giàn phơi này được thiết kế cơ động có thể nâng – hạ dễ dàng. Thanh phơi có thể nâng lên nên dĩ nhiên quần áo khi phơi cũng không bị cố định một cách cồng kềnh ở khoảng thấp như các loại giàn phơi truyền thống, giàn phơi để sàn thông thường. Khi đó dĩ nhiên không gian phơi cũng được thoáng rộng và quần áo được đón nắng và gió nhiều hơn, giúp quần áo nhanh khô hơn.

2.  Cấu tạo của giàn phơi thông minh

Giàn phơi thông minh đơn giản được cấu tạo từ 3 bộ phận chính gồm:

    • Bộ tời (2): Là bồ gồm thiết bị điều chỉnh độ dài ngắn của dây nâng hạ giúp cho việc điều khiển thanh phơi đồ lên xuống
    • Bộ ròng rọc (3)(4): Là bộ phận dẫn động khiến cho thanh phơi hoạt động lên xuống nhẹ nhàng.
    • Thanh phơi (1): Là bộ phần chịu trách nhiệm để có thể treo móc quần ào cũng như chăn màn.
Cấu tạo giàn phơi thông minh gắn trần
Cấu tạo giàn phơi thông minh gắn trần

II. Cách tự chế giàn phơi thông minh tại nhà

1. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị và vật liệu để tự chế giàn phơi tại nhà. 

Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm những bộ phận này tại cửa hàng kim khí:

    • Thanh phơi có độ dài từ 2 – 4 mét. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn thanh inox chống gỉ hoặc gỗ để làm thanh phơi. bạn lên làm những khuyên móc cách đều nhau khoảng 10 cm để đảm bảo quần áo cách đều nhau khi phơi, tránh hiện tượng dồn quần áo khi có gió lớn gây lâu khô và phát sinh mùi hôi khó chịu
    • Chuẩn bị 4 ròng rọc, 1 dẫn hướng.
    • Dây cáp thép chuyên dụng chịu lực tổng hợp có bán kính 2 – 2.5 mm để làm dây cáp tời.
    • Đinh vít, máy khoan bê tông, thang, nở kim loại, máy cắt sắt, máy hàn.
    • Bộ tời giàn phơi. Bạn có thể tự chế hoặc đặt mua sản phẩm này tại các địa chỉ bán giàn phơi tại các cửa hàng bán đồ giàn phơi.
    • Dầu bôi chống oxi hóa dây cáp và làm trơn cho dây ròng rọc
    • Bộ khuyên mua sẵn tại các cửa hàng cơ khí hoặc tự uốn tạo khuyên từ sắt dây. Nếu có thể hãy mua để tạo nên 1 bộ giàn phơi đẹp hơn

2. Tiếp theo hãy cùng bắt tay vào tự chế giàn phơi cho nhà mình nha!

Bước 1: Thực hiện đo đạc và chế tạo thanh phơi

    • Bạn đo vị trí khoảng cách để gắn các ròng rọc lên trần nhà và bộ tời ở vị trí thích hợp. Bạn nên bắt vị trí 2 thang phơi cách nhau 50 cm trở lên để đảm bảo khi phơi quần áo thì móc phơi sẽ không chạm vào nhau.
    • Sử dụng máy hàn gắn các khuyên được chuẩn bị sẵn với khoảng cách 10 cm mỗi khuyên vào thanh phơi để đảm bảo khi phơi tạo khoảng trống giúp không khí lưu thông giúp quần áo khô nhanh hơn.
    • Vị trí gắn ròng rọc đảm bảo cách tường 30 cm để khi phơi quần áo không chạm vào tường nhà

Bước 2: Cố định Puli và dẫn hướng vào trần

    • Khoan trần tại vị trí đã đo đạc đặt giàn phơi để lắp đặt rong rọc và dẫn hướng
    • Sử dụng nở sắt để cố định ròng rọc trên trần nhà
    • Khoan và cố định bộ tời vào tường ở vị trí thuận lợi. Ưu tiên cách mặt đất 1 – 1,2m và nằm ở 2 phí đầu của giàn phơi

Bước 3: Đi dây vào ròng rọc, dẫn hướng và bộ tời

    • Luồn dây qua ròng rọc sau đó qua dẫn hướng rồi đến bộ tời. Kiểm tra việc quay tời dây có dễ dàng không, có dấu hiệu bị kẹt hay không. Đảm bảo căn chỉnh cho thanh phơi cân bằng.

Bước 4: Cố định thanh phơi vào dây phơi

    • Bạn tiến hành cố định thanh phơi sao cho dây phơi thả thẳng vuông góc với sàn nhà. Sau đó bắt đầu buộc cố định dây phơi vào thanh phơi.

Bước 5: Kiểm tra và bảo dưỡng

    • Đối với dây cáp thép chuyên dụng bạn hãy tra dầu để bộ cáp vận hành nhẹ nhàng, chống ma sát và chống oxi hóa
    • Bạn có thể kiểm tra bằng cách treo vật nặng lên để kiểm tra độ chịu lực, độ bền của giàn phơi

Sau khi đi hoàn thành bước số 5 bạn đã có được một bộ sản phẩm phẩm giàn phơi thông minh tự chế. Phía trên chỉ là hướng dẫn căn bản nhưng để có thể làm được một bộ giàn phơi thông minh. Nhưng khi bắt tay vào làm chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề. Vì thế sau đây chúng tôi sẽ đưa ra vài ưu nhược điểm của việc làm giàn phơi tự chế để bạn tham khảo.

Tự chế giàn phơi thông minh
Tự chế giàn phơi thông minh

III. Ưu, nhược điểm của việc tự chế giàn phơi thông minh.

1. Ưu điểm

    • Tiết kiệm chi phí: Một giàn phơi thông minh nếu được thiết kế đơn giản tại nhà thì có thể sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho người sử dụng.
    • Kích thước phù hợp với căn nhà: Các mẫu giàn phơi thông minh ngày nay đều có kích thước nhất định nên không tránh khỏi việc không phù hợp với diện tích căn nhà bạn. Vậy nên, việc tự chế giàn phơi thông minh sẽ giúp chiếc giàn phơi vừa vặn với không gian phơi đồ của gia đình hơn.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn có những nhược điểm của việc tự chế giàn phơi thông minh. Vậy nên, trước khi bắt tay vào làm cho gia đình, bạn cũng nên xem xét thật kỹ lưỡng một vài nhược điểm sau đây để biết cách khắc phục tốt nhất:

    • Tiêu tốn thời gian và công sức: Việc thực hiện làm giàn phơi tự chế không thể làm trong một sớm một chiều. Nếu bạn là một nhân viên văn phòng không chuyên về lắp đặt hay cơ khí thì phải phân chia thời gian để đi làm hằng ngày và tận dụng thời gian rảnh để chế tạo một chiếc giàn phơi cho gia đình thì có thể kéo dài cả tuần thì mới hoàn thiện.
    • Tính thẩm mỹ không cao: Kỹ thuật chế tạo, các mối nối và các bộ phận của giàn phơi tự chế chắc chắn sẽ không được tỉ mỉ, chính xác và đẹp như các mẫu giàn phơi mua sẵn. Điều này gây nên mất tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
    • Tuổi thọ của các mẫu giàn phơi tự chế không cao: Chắc chắn nếu bạn là người chế tạo giàn phơi không chuyên thì không thể đảm bảo được cách lắp đặt hay ngay cả việc lựa chọn chất liệu giàn phơi tốt. Vì vậy, hầu hết các mẫu giàn phơi tự chế thường có tuổi thọ không cao. Nhanh gãy hỏng, các chất liệu không tốt dễ bị oxi hóa bởi thời tiết, không thể tránh được trường hợp rỉ sét. Trong khi đó, độ bền của các giàn phơi thông minh từ các thương hiệu lớn có thể bảo hành lên tới 10 năm.
    • Thiếu các chi tiết lắp ráp trong quá trình chế tạo: Không phải chi tiết của bộ giàn phơi nào cũng được bán rời trên thị trường. Chính vì thế, việc tìm kiếm các chi tiết lắp ráp giàn phơi tự chế cũng là vấn đề khó khăn trong việc tự chế giàn phơi thông minh tại nhà. Mỗi chi tiết được mua ở các nơi khác nhau cũng không đảm bảo được chất lượng tốt nhất.
    • Thiếu thiết bị và dụng cụ để hoàn thiện: Nếu gia đình bạn không có đủ các thiết bị cơ khí để làm như máy hàn, khoan… thì bạn sẽ rất khó khăn để hoàn thiện được một bột giàn phơi.

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn cách để tự chế giàn phơi thông minh tại nhà. Tuy nhiên thông qua đó bạn cũng đã biết những ưu nhược điểm của việc tự chế giàn phơi. Chúc bạn thực hiện thành công!

Tham quan showroom Takashi tại: Lô 2 KGD – Đông Ngạc – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

 

Bài viết liên quan: 

Giàn phơi thông minh là gì?

Cấu tạo của giàn phơi thông minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *