Web Developer? Vì sao Lập trình viên Web lại là ngành nghề được giới trẻ quan tâm? Hãy cùng 200Lab Blog tìm hiểu nhiều khía cạnh của  Web Development nhé!

Trong thời đại 4.0, công nghệ đóng vai trò to lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ những ứng dụng đơn giản đến những phát minh đột phá sáng tạo.

Các nhà phát triển làm việc trong lĩnh vực xây dựng, duy trì website đều đóng vai trò quan trọng trong thế giới công nghệ ngày nay. Theo Cục thống kê lao động, việc làm của các nhà phát triển web dự kiến sẽ tăng 13% từ năm 2020 đến năm 2030.

Nhưng điều này liệu có còn đúng sau những biến động khó lường trong hai năm dịch vừa qua? Các nhà phát triển web đã vượt qua cơn bão tương đối tốt, minh chứng là khi chúng ta tìm kiếm các kỹ năng công nghệ được yêu cầu nhiều nhất, bạn sẽ tìm thấy những kỹ năng như phát triển web, software engineering, cloud computing, DevOps,…

Mỗi website, mỗi phần mềm chúng ta gặp phải đều được xây dựng bởi các nhà phát triển website. Nhưng chính xác công việc phát triển website là gì, làm gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Web Development là gì?

Web development là gì?

Web Development (hay Phát Triển Web, Lập Trình Web) là quá trình xây dựng các trang web và ứng dụng trực tuyến. Đây là một quá trình phức tạp, bao gồm một chuỗi bước đa dạng, từ việc thiết kế giao diện người dùng, phát triển phần máy chủ, tích hợp dữ liệu, cho đến việc kiểm thử và triển khai sản phẩm cuối cùng.

Web Development có thể được chia thành ba hạng mục chính: Client-side (Frontend), Server-side (Backend) và Công nghệ cơ sở dữ liệu. Mỗi loại đều có nhiệm vụ và kỹ năng riêng, tuy nhiên, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một trang web hoàn chỉnh.

Website development – Các nhánh công việc quan trọng

Web development được chia thành ba nhánh: client-side coding (frontend), server-side coding (backend) và database technology.

1. Client-side (Frontend)

Client-side là thuật ngữ nói về cách render một trang web, quá trình render sẽ không diễn ra trên web server mà ở trình duyệt. Client-side code sẽ thực thi những gì người dùng cuối nhìn thấy khi họ truy cập vào website, người dùng sẽ thấy những thứ như bố cục, phông chữ, màu sắc,…

2. Server-side (Backend)

Server-side là kịch bản phía máy chủ thường dùng để cho người truy cập có thể tuỳ chỉnh trang web mà mình sử dụng, tất cả những điều này sẽ diễn ra bên trong hậu trường nơi người dùng không thể nhìn thấy.

Server-side sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ và sắp xếp dữ liệu, đồng thời đảm bảo rằng mọi thứ ở client-side đều chạy trơn tru, nó thực hiện điều này bằng cách giao tiếp với frontend.

Bất cứ khi nào có điều gì đó xảy ra ở phía client-side, ví dụ như khi người dùng điền vào biểu mẫu, lúc này trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến server-side. Phía server-side sẽ “phản hồi” với thông tin liên quan ở dạng frontend code sau đó frontend có thể diễn giải và hiển thị.

3. Database technology

Các website cũng dựa trên công nghệ quản lý dữ liệu (database technology). Database chứa tất cả các tệp và nội dung cần thiết để website hoạt động, lưu trữ giúp dễ dàng truy xuất, sắp xếp, chỉnh sửa và lưu. Database chạy trên máy chủ (server) và hầu hết các website thường sử dụng hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu quan hệ (RDBMS).

Tóm lại: frontend, backend và database technology sẽ phối hợp với nhau để xây dựng, chạy một trang web hoặc ứng dụng với đầy đủ chức năng để tạo thành nền tảng của sự phát triển web.

Web Developer là gì?

web developer la gi
Photo by Ben Kolde / Unsplash

Web Developer, hay còn được gọi là Lập trình viên Web, là cá nhân đóng một vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra các trang web và ứng dụng trên mạng. Nhiệm vụ của họ bao gồm thiết kế giao diện, phát triển phần máy chủ và tích hợp dữ liệu. Chính trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (IT), Web Developer có vai trò quan trọng.

Nhiệm vụ của một Web Developer bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau, phụ thuộc vào vị trí của họ trong dự án. Các công việc cốt yếu của một  Web Developer bao gồm việc tạo, tích hợp và quản lý cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm phía máy chủ bằng cách sử dụng các khung (framework) backend; phát triển và triển khai các hệ thống quản lý nội dung (CMS); làm việc với các công nghệ máy chủ web, tích hợp các giao diện lập trình ứng dụng (APIs), và thậm chí là thao tác với hệ điều hành.

Tại Việt Nam Web Developer là ngành nghề được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi nhu cầu tuyển dụng cao, lương thưởng hấp dẫn, thời gian làm việc linh hoạt, nhiều nhà tuyển dụng không yêu cầu bằng cấp chính quy và có nhiều cơ hội ở nước ngoài.

Mô tả công việc của một Lập trình viên Web

Web Developer là gì? 

Vai trò của web developer là xây dựng và duy trì các trang web. Nếu bạn là người mới, bạn nên quyết định xem mình muốn trở thành frontend, backend hay full-stack developer.

Web developer chịu trách nhiệm xây dựng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và người dùng cuối. Trước khi bắt tay vào thiết kế thì họ cần phải tìm hiểu về các bên liên quan, tìm hiểu khách hàng để có được chiến lược dài hạn: website cuối cùng sẽ trông như thế nào và hoạt động ra sao?

Phần lớn công việc của việc phát triển web xoay quanh việc xác định và sửa lỗi nhằm cải thiện trang web cũng như tối ưu hoá hệ thống. Do đó, các nhà phát triển web sẽ là những người giải quyết vấn đề nhạy bén, thường xuyên đưa ra giải pháp và cách giải quyết để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru.

Tất cả các nhà phát triển web đều thành thạo một số ngôn ngữ lập trình nhất định, tuỳ thuộc vào công việc, lĩnh vực chuyên môn mà họ sẽ làm việc với các ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Các vai trò Web Developer quan trọng

Web Developer thường chia thành ba vai trò cốt lõi:

1. Frontend Developer

Họ tập trung vào xây dựng giao diện người dùng cho ứng dụng web. Công việc của Frontend Developer bao gồm thiết kế giao diện trực quan, tạo trải nghiệm hấp dẫn cho người dùng bằng HTML, CSS và JavaScript. Họ đảm bảo rằng trang web hoạt động tốt trên nhiều thiết bị và trình duyệt.

2. Backend Developer

Chuyên về xây dựng phần máy chủ của ứng dụng, Backend Developer xử lý yêu cầu từ phía người dùng. Họ thực hiện logic kinh doanh, truy vấn cơ sở dữ liệu để đọc và ghi dữ liệu, sau đó trả kết quả cho phía người dùng. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Ruby và Node.js, họ xây dựng các ứng dụng có khả năng xử lý phức tạp và đáp ứng nhu cầu của người dùng.

3. Full Stack Developer

Đây là người có khả năng làm việc trên cả phần Frontend và Backend. Full Stack Developer có kiến thức và kỹ năng để xây dựng cả giao diện người dùng và phần máy chủ. Họ có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình và công nghệ khác nhau để viết code cho cả hai phía trong dự án.

web developer
Photo by Marvin Meyer / Unsplash

Frontend developer là gì?

Frontend developer là những người thực hiện công việc xây dựng, phát triển giao diện website, nơi mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác. Họ sẽ lấy dữ liệu từ backend và viết code biến nó thành những điều dễ hiểu, dễ nhìn với đầy đủ chức năng dành cho người dùng cuối.

Những điều bạn nhìn thấy như font chữ, màu sắc, danh mục sản phẩm, menu, thanh trượt,… chúng đều là sự kết hợp hoàn hảo giữa HTML, CSS và Javascript.

Nhiệm vụ của frontend developer

Các frontend developer có nhiệm vụ triển khai bố cục, tương tác và sự điều hướng của website chẳng hạn như hình ảnh, nội dung, thanh cuộn lên xuống và internal links (hình thức liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng một tên miền hay website).

Frontend developer sẽ viết code web giúp website thích ứng với các kích thước màn hình khác nhau để người dùng có được trải nghiệm giống nhau, cho dù họ có đang truy cập trang web trên thiết bị di động, desktop hay máy tính bảng.

Đồng thời, các frontend developer sẽ thực hiện các kiểm tra về khả năng sử dụng và sửa bất kỳ lỗi nào phát sinh. Bên cạnh đó, họ còn làm nhiệm vụ xem xét các phương pháp hay nhất về SEO giúp quản lý quy trình làm việc của phần mềm và phát triển các công cụ nâng cao.

Bạn có thể đọc qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về frontend nhé!

Front End là gì? 11 kỹ năng để trở thành Front End Developer
Front end là một phần của một website ở đó người dùng có thể tương tác với web, xem video, đăng ký trang mua sắm trực tuyến,…
Frontend là gì? 11 kỹ năng để trở thành frontend developer

Backend developer là gì?

Frontend sẽ có vai trò như khuôn mặt còn backend đóng vai trò như bộ não. Vì vậy, backend developer sẽ xây dựng và duy trì công nghệ cần thiết cho frontend bao gồm: máy chủ (server), ứng dụng (application) và cơ sở dữ liệu (database).

Backend developer phải luôn đảm bảo máy chủ (server), ứng dụng (application) và cơ sở dữ liệu (database) đều giao tiếp với nhau. Vì vậy, họ cần sử dụng các ngôn ngữ server-side như PHP, Ruby, Python  Java để xây dựng ứng dụng. Sau đó, họ sử dụng các công cụ như MySQL, Oracle  SQL Server để tìm, lưu hoặc chỉnh sửa dữ liệu và gửi lại cho người dùng trong frontend code.

Nhiệm vụ của backend developer

Nhiệm vụ công việc điển hình của một backend developer bao gồm:

  • Tạo, tích hợp và quản lý cơ sở dữ liệu (database)
  • Xây dựng phần mềm server-side bằng cách sử dụng backend frameworks
  • Triển khai và phát triển hệ quản trị nội dung (CMS), ví dụ: blog
  • Làm việc với các công nghệ web server, tích hợp API và hệ điều hành

Bạn có thể đọc qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về backend nhé!

Lập trình backend là gì?Tự học lập trình REST API với Golang
Lập trình backend thực sự là một lĩnh vực rất thú vị và hiện đang được quan tâm hơn rất nhiều.
Lập trình backend là gì? Tự học lập trình REST API với Golang

Fullstack developer là gì?

web development
Photo by Jason Goodman / Unsplash

Full-stack developer là sự kết hợp giữa frontend developer và backend developer. Vì vậy, họ là chuyên gia trong mọi quy trình phát triển web, họ sẽ có chiến lược và các phương pháp được trang bị đầy đủ trước khi bắt tay vào làm.

Hầu hết các full-stack developer đều đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều vai trò khác nhau, giúp họ có nền tảng vững chắc trong toàn bộ phạm vi phát triển web. Họ thành thạo ngôn ngữ và framework của cả frontend và backend cũng như thành thạo máy chủ (server), mạng (network) và môi trường máy chủ lưu trữ (hosting environments).

Bạn có thể đọc qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về fullstack nhé!

Làm thế nào để trở thành Full-Stack Developer
Full-stack developer là sự kết hợp giữa frontend developer và backend developer.
Làm thế nào để trở thành Fullstack developer

Các ngôn ngữ lập trình thông dụng trong Web Development

lap-trinh-web
Photo by Ferenc Almasi / Unsplash

Trong lĩnh vực Web Development, đa dạng ngôn ngữ lập trình được sử dụng để phát triển các ứng dụng trực tuyến. Những ngôn ngữ tiêu biểu hiện nay bao gồm:

1. JavaScript: Là “ngôi sao sáng” trong thế giới lập trình, JavaScript đứng đầu danh sách và chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc xây dựng ứng dụng web.

2. Java: Được biết đến là một ngôn ngữ mạnh mẽ và được ưa chuộng, Java cũng góp phần đáng kể trong việc phát triển các ứng dụng web.

3. Python: Với sự tăng trưởng đáng kể, Python đã trở thành một ngôn ngữ không thể bỏ qua trong việc phát triển các ứng dụng web.

4. PHP: Với một định vị vững chắc, PHP tiếp tục là một ngôn ngữ phổ biến dành cho việc xây dựng các ứng dụng web.

5. CSS (Cascading Style Sheets) là một công nghệ quan trọng trong lĩnh vực Phát triển web. Nó được dùng để định dạng và cấu trúc hóa các trang web, ví dụ như điều chỉnh kiểu phông chữ, màu sắc, kích thước và khoảng cách của nội dung, tạo thành các cột khác nhau, cùng với việc bổ sung các hiệu ứng hoạt hình và các yếu tố trang trí khác.

Bên cạnh đó, còn nhiều ngôn ngữ khác như Ruby, Perl, C# và C++ cũng thường xuất hiện trong lĩnh vực Web Development. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án cũng như kinh nghiệm của các nhà phát triển, việc chọn lựa một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để xây dựng một web là điều hết sức bình thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *